Linh tinh So sánh cuộn cảm và cuộn kháng

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi ruby1235, 22/5/24.

  1. ruby1235

    ruby1235 New Member

    Tham gia ngày:
    7/5/24
    Bài viết:
    8
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Cuộn cảm và cuộn kháng là hai thiết bị được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực điện năng. Cuộn cảm và cuộn kháng đều là hai thiết bị được tạo ra bằng cách quấn dây dẫn thành nhiều vòng quanh lõi dẫn. Khi dòng điện chạy qua hai cuộn này thì từ trường sẽ được sinh ra. Hai thiết bị này được sử dụng với mục đích giúp thiết bị hoạt động được ổn định và hiệu quả hơn.

    Giữa hai loại cuộn này cũng sẽ có những đặc điểm khác nhau về nguyên lý hoạt động, thông số kỹ thuật, phân loại và ứng dụng

    1. Nguyên lý hoạt động
    Đối với dòng điện một chiều, cuộn cảm sẽ hoạt động như một điện trở có điện kháng gần bằng không. Lúc này dòng điện trên cuộn sẽ sinh ra một từ trường có chiều và cường độ không thay đổi.

    Khi mắc vào dòng điện xoay chiều, dòng điện sẽ sinh ra một từ trường và một điện trường biến thiên, đặc biệt điện trường này luôn vuông góc với từ trường. Cảm kháng của cuộn trong trường hợp này sẽ thay đổi phụ thuộc vào tần số của dòng điện.

    Cuộn kháng sẽ hoạt động theo nguyên lý cảm kháng tỉ lệ thuận với tần số dòng điện và dung kháng tỉ lệ nghịch với tần số dòng điện. Vậy nên thiết bị này thường được mắc nối tiếp với tụ bù để giúp bảo vệ tụ, ngăn chặn sóng hài và nâng cao chất lượng điện của hệ thống.

    2. Thông số kỹ thuật

    Cuộn cảm sẽ có các thông số là nội trở cuộn dây, khả năng chịu dòng điện và hệ số tự cảm. Mỗi thông số đều có những đặc điểm riêng. Đầu tiên, nội trở của dây là giá trị của dây dẫn dùng để sản xuất cuộn cảm. Tiếp đến, khả năng chịu dòng điện là trị số dòng điện lớn nhất chạy qua mà không làm đứt cuộn dây. Cuối cùng, hệ số tự cảm là đại lượng đặc trưng khi cuộn đáp ứng được từ trường và điện trường.

    Cuộn kháng sẽ có các thông số là cảm kháng và dung kháng. Trong đó, cảm kháng là trị số cho biết hiệu quả hoạt động của cuộn trong dòng điện xoay chiều và dung kháng là đại lượng đặc trưng cho sức cản trở dòng điện xoay chiều của tụ điện.

    3. Phân loại
    Cuộn cảm được phân loại theo 3 hình thức là theo phạm vi ứng dụng, theo cấu tạo và theo hình dáng, cụ thể như sau:

    Theo phạm vi ứng dụng, cuộn cảm sẽ được chia thành 3 loại là cuộn cảm âm tần, cuộn cảm trung tần và cuộn cảm cao tần. Các loại cuộn cảm này sẽ tạo ra từ dây dẫn có lớp sơn cách điện bên ngoài và lõi thép hoặc không khí.
    Theo hình dáng, cuộn cảm sẽ được chia làm 2 loại là loại cắm và loại dán.
    Theo cấu tạo, cuộn cảm sẽ được chia làm 2 loại là cuộn cảm có lõi bằng thép hoặc vật liệu dẫn từ khác và cuộn cảm có lõi không khí.
    Cuộn kháng được chia theo 2 cách là theo điệp áp và theo công dụng, mỗi hình thức sẽ gồm các loại cuộn khác nhau như:

    Theo điệp áp sẽ chia làm 2 loại là cuộn cảm trung thế và cuộn cảm hạ thế.
    Theo công dụng sẽ gồm 2 loại là cuộn cảm bảo vệ cho các thiết bị công nghiệp
    và cuộn cảm bảo vệ biến tần.
    4. Ứng dụng
    Cuộn cảm có ứng dụng rất phổ biến trên hầu hết các mạng điện tử, thiết bị điện trong những công trình lớn, nhỏ khác nhau, cụ thể như sau:

    Sử dụng trên nam châm điện.

    Làm một bộ phận trong cấu tạo của Relay.
    Ứng dụng trong các bộ phân tần của loa điện.
    Ứng dụng trong các máy biến áp.
    Cuộn kháng Epcos
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này