Dịch vụ Tư Vấn Đấu Thầu Thi Công Xây Dựng

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi songnam1986, 5/8/20.

  1. songnam1986

    songnam1986 New Member

    Tham gia ngày:
    22/11/18
    Bài viết:
    11
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1
    Công tác đấu thầu thi công quyết định việc chọn ra nhà thầu thi công phù hợp với gói thầu của công trình.

    Bắt đầu từ việc tách các gói thầu của dự án cho phù hợp đã là một việc cần cân nhắc với tư vấn đấu thầu, quản lý dự án và chủ đầu tư. Nếu dự án chỉ có 1 gói thầu thi công chính trọn gói thì công việc tư vấn đấu thầu cũng như quản lý thi công và bảo hành công trình của chủ đầu tư sẽ được quy trách nhiệm về một đầu mối là nhà thầu chính.

    Nhưng nếu dự án yêu cầu gấp về tiến độ thì thông thường sẽ phải tách gói thầu phần san lấp, cọc, móng, thô … để thực hiện trước, các gói thầu hoàn thiện, cơ điện và nội thất thực hiện sau. Khi đó việc chọn nhà thầu sẽ chuyên nghiệp hơn, giá gói thầu thường là cạnh tranh hơn, nhưng công tác quản lý dự án lúc thi công cũng như xác định trách nhiệm bảo hành, bảo trì, sự cố công trình … sẽ phức tạp hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/12/22
  2. songnam1986

    songnam1986 New Member

    Tham gia ngày:
    22/11/18
    Bài viết:
    11
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1
    Một số dự án dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật và hệ thống ngầm mà Song Nam đã thực hiện công tác tư vấn giám sát:

    - Chung cư Aroma IJC ( 4 block 20 tầng + 1 block 3 tầng): Đây là dự án cao tầng nhất tại thành phố mới Bình Dương với 4 khối căn hộ thông minh dành cho chuyên gia và khối thương mại 3 tầng kết nối các khối nhà.

    - City Gate Towers (7 block 30 tầng + 2 hầm) : Dự án chung cư nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh trên đại lộ Võ Văn Kiệt.

    - Vinafood II (13 tầng + 2 hầm) : là trụ sở làm việc của Tổng công ty lương thực Miền Nam ở 333 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP.HCM.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/12/22
  3. songnam1986

    songnam1986 New Member

    Tham gia ngày:
    22/11/18
    Bài viết:
    11
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1
    Thẩm tra thiết kế kỹ thuật là thẩm tra thiết kế kiến trúc, thẩm tra thiết kế kết cấu, thẩm tra thiết kế cơ điện, thẩm tra thiết kế hạ tầng.

    Việc đầu tiên của thẩm tra thiết kế kỹ thuật là kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thiết kế kỹ thuật so với hồ sơ thiết kế cơ sở và giấy phép xây dựng đã được cấp. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật không được vượt các chỉ tiêu, ranh giới mà giấy phép xây dựng quy định. Đối với các yêu cầu bổ sung, thay đổi trong giấy phép PCCC, hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải điều chỉnh cho phù hợp.

    Phần quan trọng nhất của việc thẩm tra thiết kế kỹ thuật là thẩm tra thiết kế kết cấu, phần thiết kế ảnh hưởng rất nhiều tính an toàn và kinh tế của công trình. Vì hồ sơ xin phép xây dựng của giai đoạn thiết kế, cơ quan quản lý nhà nước chỉ quan tâm nhiều đến các chỉ tiêu kiến trúc (Sở quy hoạch kiến trúc và sở xây dựng) và cơ điện (Sở cảnh sát PCCC), nên hồ sơ thiết kế kết cấu đến giai đoạn thiết kế kỹ thuật mới được đơn vị tư vấn độc lập thẩm tra.

    Theo quy định hiện hành thì các công trình có diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250m2 cũng phải nộp kèm hồ sơ thiết kế kỹ thuật kết cấu được thẩm tra kết cấu cho cơ quan quản lý nhà nước thẩm định (Bộ/ Sở xây dựng hoặc phòng quản lý đô thị quận huyện) trước khi được cấp phép thi công xây dựng.

    Phần lớn các đơn vị thẩm tra thiết kế quan tâm đến vấn đề an toàn, nghĩa là nếu hồ sơ thiết kế có dư thiên về an toàn thì đơn vị thẩm tra có xu hướng đồng tình phê duyệt. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư yêu cầu về thẩm tra tính hiệu quả kinh tế hay thiết kế tối ưu thì Song Nam cũng sẽ làm rõ với thiết kế về chọn hệ số an toàn phù hợp cũng như phương án thiết kế tối ưu của từng bộ môn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/12/22
  4. songnam1986

    songnam1986 New Member

    Tham gia ngày:
    22/11/18
    Bài viết:
    11
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1
    Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 là cơ sở để thực hiện quy hoạch 1/500 và xét duyệt Giấy phép xây dựng cho dự án.

    Theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 và Khoản 2, Điều 24 của Luật Xây dựng thì quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị gồm hai loại, quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500.

    Quy hoạch chi tiết 1/2000 là gì?


    Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000 là bước triển khai của quy hoạch chung xây dựng đô thị. Đây là quá trình làm cơ sở cho việc triển khai lập và quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/500.

    Quy hoạch 1/2000 gồm: bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ thể hiện tổng mặt bằng sử dụng đất, các sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện, quy hoạch giao thông.

    Giai đoạn này thực chất là quy hoạch mang tính định hướng cho cả khu đô thị (khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà ở, khu du lịch….) với mục đích quản lý xây dựng.

    Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 giúp xác định mạng lưới đường giao thông và quy hoạch sử dụng đất (bao gồm các chỉ tiêu ô phố như: diện tích ô đất, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao tối đa, tầng cao tối thiểu, chỉ giới đường đỏ...)

    Trong giai đoạn quy hoạch này chưa có thiết kế chính thức cho bất cứ công trình kiến trúc cụ thể nào.

    Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 do cơ quan nào thực hiện?

    Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 thường do địa phương thực hiện. Tuy nhiên theo văn bản chấp thuận chủ trương và quy hoạch chung của khu vực, nếu các dự án mới ở các khu vực cho quy hoạch 1/2000 thì các chủ đầu tư phải thực hiện.

    Sau khi quy hoạch của dự án được phê duyệt thì các cơ quan quản lý nhà nước sẽ cập nhật vào quy hoạch chung của khu vực đô thị đó.

    Quy hoạch 1/2000 khác quy hoạch 1/500 ở điểm nào?

    Khái niệm

    Quy hoạch 1/2000: Giai đoạn 1 trong quy hoạch.

    Đây là bước triển khai của quy hoạch chung xây dựng đô thị. Quy hoạch 1/2000 cơ sở cho việc triển khai lập và quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/500.

    Quy hoạch chi tiết 1/500: Giai đoạn 2 trong quy hoạch.

    Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 là để triển khai và cụ thể hoá quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000; là cơ sở để lập các dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng và gắn liền với 1 dự án cụ thể.

    Nội dung

    Đối với quy hoạch tỉ lệ 1/2000 là để lập các bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ tổng mặt bằng sử dụng đất, quy hoạch giao thông, các sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện.

    Còn quy hoạch 1/500 là để chi tiết hóa đến từng công trình: dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tổ chức không gian, kiến trúc, công trình hạ tầng, kiến trúc/thiết kế chi tiết của từng lô đất, đánh giá môi trường…

    Người thực hiện đối với quy hoạch 1/2000 là chính quyền địa phương hoặc chủ đầu tư. Còn người thực hiện ở quy hoạch 1/500 là chủ đầu tư.

    Mục đích

    Quy hoạch chi tiết 1/2000 là để quản lý đô thị. Còn quy hoạch chi tiết 1/500 là để xác định mối quan hệ giữa các công trình thuộc quy hoạch với các yếu tố bên ngoài của quy hoạch.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/12/22
  5. songnam1986

    songnam1986 New Member

    Tham gia ngày:
    22/11/18
    Bài viết:
    11
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1
    Hồ sơ hoàn công là gì?
    Tất cả những tài liệu, lý lịch hoặc nhật ký được lưu lại trong quá trình xây dựng được gọi là hồ sơ hoàn công. Những giấy tờ này bao gồm: Phê duyệt đầu tư, thiết kế công trình, dự toán chi phí, phê duyệt dự án, khảo sát xây dựng, thi công công trình và các quá trình khác nếu có.

    Nói theo cách dễ hiểu, tất cả những tài liệu và hồ sơ liên quan đến quá trình xây dựng một công trình từ đầu tới cuối gọi là hồ sơ hoàn công.


    [​IMG]


    Tầm quan trọng của Hồ sơ hoàn công
    Bất cứ dự án xây dựng nào sau khi hoàn thành đều cần phải có hồ sơ hoàn công. Đây được xem là thủ tục cuối cùng hợp thức hóa một công trình xây dựng. Hồ sơ hoàn công đóng vai trò vô cùng quan trọng, cụ thể:
    • Giúp các cơ quan, quản lý có thể dễ dàng tìm lại tài liệu để nghiên cứu.
    • Giúp công tác nghiệm thu các giai đoạn, hạng mục hoàn thành của công trình dễ dàng hơn.
    • Là cơ sở để thanh/quyết toán, từ đó phục vụ công tác thanh tra và kiểm toán công trình.
    • Cơ quan quản lý trực tiếp công trình có thể nắm được đầy đủ cấu tạo, thực trạng của công trình. Giúp khai thác hiệu quả và có biện pháp cải tạo, tu sửa để duy trì tuổi thọ của công trình.
    • Là cơ sở để thiết kế các phương án giúp bảo vệ công trình.
     
  6. songnam1986

    songnam1986 New Member

    Tham gia ngày:
    22/11/18
    Bài viết:
    11
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1
    Muốn làm Giám sát thi công bạn phải có bằng ĐH chuyên ngành Xây dựng và chứng chỉ giám sát. Công trường là… “hộ khẩu thường trú”.

    Để các bạn hiểu rõ hơn về ngành này, xin giới thiệu qua các phần việc cơ bản của một giám sát thi công xây dựng: Nghiệm thu xác nhận khi công trình thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng. Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng. Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi…

    [​IMG]

    Và trong mỗi công trình, phần việc của người giám sát công trình sẽ nhiều ít khác nhau. Thông thường là người giám sát các hoạt động khảo sát, thi công, tư vấn giám sát. Theo dõi tiến độ triển khai công trình. Điều tra, thu thập số liệu hiện trạng trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng…

    Một công trình thường có 2 giám sát:

    – Kỹ sư tư vấn giám sát (TVGS, gọi tắt là giám sát bên A): được chủ đầu tư (CĐT) thuê để tư vấn cho CĐT về tất cả những gì liên quan đến công trình xây dựng, đồng thời giám sát công tác thi công của nhà thầu xây dựng trên cơ sở bản vẻ thiết kế đã được công ty thiết kế lập. Kỹ sư TVGS chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật về chất lượng của công trình.

    – Kỹ sư giám sát thi công (GSTC, kỹ thuật B, giám sát B): triển khai bản vẽ thiết kế ra thực địa: chỉ đạo, kiểm tra công nhân thi công theo bản vẻ, hồ sơ thiết kế, hồ sơ trúng thầu đã được CĐT phê duyệt.

    Hiện nay, có nhiều tổ chức tư vấn thiết kế đăng ký hành nghề thêm lĩnh vực giám sát thi công bên cạnh chủ đầu tư. Và luật phát cũng có những quy định: Muốn được phép hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, tổ chức tư vấn thiết kế, ngoài những yêu cầu năng lực cho công tác thiết kế, công tác lập dự án còn phải có năng lực về giám sát công trình. Những kỹ sư trong tổ chức tư vấn thiết kế muốn được hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký và đã trực tiếp tham gia thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.

    Chất lượng của một công trình tuỳ thuộc vào người GSTC xây dựng công trình. Người giám sát giỏi, có đạo đức thì công trình có chất lượng và ngược lại. Chính vì thế, để trở thành một GSTC công trình không là điều đơn giản. Và nếu không có đạo đức, người giám sát dễ nhắm mắt trước những bất hợp lý khi thi công.

    Nguồn VietNamNet

    Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam – Hotline : +(84)769 861 168
     
  7. songnam1986

    songnam1986 New Member

    Tham gia ngày:
    22/11/18
    Bài viết:
    11
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1
    Hiểu rõ về tư vấn giám sát xây dựng
    Tư vấn giám sát xây dựng là một đơn vị không thể thiếu nếu muốn có một công trình chất lượng tốt, theo dõi quá trình xây dựng, đảm bảo các hạng mục được thi công theo thỏa thuận hợp đồng và đúng kỹ thuật. Đặc biệt là đối với những nhà đầu tư không nắm rõ về chuyên môn thì bộ phận tư vấn giám sát sẽ giúp giải quyết những nỗi lo về chất lượng công trình.

    Đây là dịch vụ tư vấn, hướng dẫn các công việc liên quan đến theo dõi quá trình thi công công trình, bao gồm giám sát, lắp đặt thiết bị đối với công trình mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, phá dỡ, bảo hành và bảo trì. Công việc này diễn ra xuyên suốt quá trình thi công công trình để luôn đảm bảo chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Sử dụng dịch vụ này sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm nhiều chi phí về công sức, thời gian và tiền bạc.

    [​IMG]

    Người đảm nhận công việc này phải có năng lực giỏi, có đạo đức, tinh thần trách nhiệm… thì mới đảm bảo được chất lượng công trình tốt. Vì vậy để trở thành một tư vấn giám sát ngoài việc phải là kỹ sư có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật mà còn phải là người có trách nhiệm cao trong công việc.

    Vai trò của người giám sát xây dựng
    – Đảm bảo việc thi công công trình được thực hiện đúng với thiết kế.
    – Phát hiện, xử lý các vấn đề mà nhà thầu và chủ đầu tư không rõ.
    – Hỗ trợ Chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xử lý các sai sót trong quá trình thi công.

    Nhiệm vụ của tư vấn giám sát công trình là gì?
    • Kiểm tra vật tư, vật liệu
    • Giám sát công trình thi công:
    • Theo dõi – quản lý công trình thi công
    Trách nhiệm của kỹ sư tư vấn giám sát công trình là:
    – Thực hiện công việc theo đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
    – Không nghiệm thu khi không đảm bảo yêu cầu chất lượng.
    – Đề xuất ý kiến, báo cáo với chủ đầu tư khi phát hiện những bất hợp lý.
    – Không được có những hành vi nào làm sai lệch kết quả giám sát.
    – Từ chối các yêu cầu không đúng pháp luật.
    – Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy phạm.
    – Không có quan hệ lệ thuộc nhà thầu hoặc/và đơn vị thi công.
    – Trực tiếp thực hiện giám sát một cách độc lập.
    – Chấp nhận và có khả năng bồi thường, xử phạt khi có những trường hợp sai phạm theo quy định.
     
  8. songnam1986

    songnam1986 New Member

    Tham gia ngày:
    22/11/18
    Bài viết:
    11
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1
    Công tác thẩm tra dự toán là gì?

    Thẩm tra dự toán và thiết kế xây dựng công trình là một trong những công tác đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng, tiến độ thời gian thi công xây dựng công trình và ngân sách của dự án.

    Thẩm tra thiết kế là việc thẩm tra một cách độc lập thiết kế của một hệ thống kỹ thuật theo quy định của các tiêu chuẩn áp dụng. Phạm vi thẩm tra thường bao gồm: móng, kết cấu; chống sét và phòng cháy chữa cháy; các hệ thống M&E; và sự tương thích của các phương án thiết kế kiến trúc, kết cấu và cơ điện.

    Chính vì vai trò đặc biệt quan trọng của công tác này mà các nhà chủ đầu tư đều quan tâm lựa chọn cho mình một đơn vị chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ giải pháp thẩm tra thiết kế dự toán uy tín và chuyên nghiệp để bảo đảm công trình thực hiện an toàn đúng chất lượng tiến độ xây dựng và đảm bảo ngân sách xây dựng không bị đội vốn. Qua bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu quy trình thực hiện công tác thẩm tra thiết kế xây dựng như thế nào nhé!

    [​IMG]
    Thẩm tra dự toán thi công Caravelle Hotel

    Quy trình thẩm tra thiết kế dự toán xây dựng

    – Các kỹ sư có kỹ năng chuyên môn cùng kinh nghiệm sẽ tiến hành thẩm tra lại toàn bộ khối lượng công việc trên dựa án xây dựng nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa khối lượng dự toán so với khối lượng thiết kế của công trình.

    – Kiểm tra và phát hiện những điểm bất cập trong đồ án thiết kế xây dựng để đề xuất các phương án chỉnh sửa tối ưu nhất giúp mang lại hiệu quả cho dự án.

    – Đánh giá và xem xét sự phù hợp của các định mức chi phí kinh tế và kỹ thuật, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách có theo các quy định của nhà nước hay không.

    – Chịu trách nhiệm tính toán và xác định tổng dự toán của công trình xây dựng để đưa ra kết quả chuẩn xác nhất cho chủ đầu tư.

    – Tính toán một cách chính xác nhất dựa trên khối lượng xây dựng của công trình để có thể kiểm soát hiệu qủa chi phí xây dựng trong quá trình nhà thầu thi công triển khai các hạng mục xây dựng trên công trình.
     
  9. songnam1986

    songnam1986 New Member

    Tham gia ngày:
    22/11/18
    Bài viết:
    11
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1
    Ngày nay, Nhà xưởng thép tiền chế hay Nhà xưởng kết cấu thép luôn được các Chủ Đầu Tư chọn lựa cho dự án thi công xây dựng công trình của mình.

    Thiết kế nhà xưởng là công việc vô cùng quan trọng trong dự án triển khai công trình xây dựng, cải tạo nâng cấp nhà xưởng, đòi hỏi người tư vấn thiết kế phải có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc bố trí các chức năng khi thiết kế nhà xưởng

    [​IMG]

    Kết cấu khung thép được tính toán chắc chắn và phù hợp với công năng sử dụng của nhà xưởng công nghiệp, giúp cho chủ đầu tư vừa tiết kiệm tối đa vật liệu lại vừa thỏa mãn được không gian cho nhu cầu sử dụng.

    Qua bài viết hôm nay SONG NAM xin được giới thiệu đến các bạn những nội dung tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cơ khí và tìm hiểu tổng quan quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng quan trọng mà bạn nên biết để hỗ trợ cho quá trình công tác và nâng cao kỹ thuật của bản thân nhé.

    [​IMG]
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này