Tầng hầm là khu vực thường xuyên chịu áp lực nước từ bên ngoài, đặc biệt là tại các công trình ngầm như bể chứa, đường ống nước, hầm nhà xưởng hay khu đô thị ngập úng. Do điều kiện thi công và vị trí địa hình, không phải lúc nào cũng có thể xử lý theo hướng chống thấm thuận, vì thế chống thấm ngược trở thành giải pháp hiệu quả và phổ biến. Xử lý rò rỉ nước tầng hầm Rò rỉ nước tầng hầm là vấn đề nghiêm trọng có thể gây hư hỏng cấu trúc và ảnh hưởng đến sức khỏe. Để xử lý, trước tiên cần xác định nguồn rò rỉ, có thể từ ống nước, mái nhà hoặc nước ngầm. Sau đó, khắc phục bằng cách sửa chữa hoặc thay thế ống nước bị hỏng, cải thiện hệ thống thoát nước, hoặc sử dụng vật liệu chống thấm. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra và bảo trì để ngăn ngừa tái phát. Việc khắc xử lý rò rỉ nước tầng hầm phục kịp thời sẽ giúp bảo vệ tài sản và đảm bảo môi trường sống an toàn. >>> Xem thêm: Dịch vụ xử lý nứt bê tông bạn nên tham khảo Nguyên nhân việc chống thấm chưa hiệu quả Các vị trí rò rỉ nước và các vết nứt ở tầng hầm phần lớn các vị trí này vẫn tiếp tục bị thấm rò rỉ trở lại sau thi công. Nguyên nhân chính là do quá trình xử lý trước đó chưa được thực hiện đúng kỹ thuật. Cụ thể, đa phần đơn vị chống thấm trước đây không đục bỏ toàn bộ lớp hồ vữa để kiểm tra và xác định đúng vị trí rò nước. Thay vào đó, họ chỉ khoan đại khái, dẫn đến việc xử lý sai điểm và không triệt để. Điều này khiến nước vẫn tiếp tục thấm ngược lại sau một thời gian ngắn. 6 bước xử lý chống thấm ngược và rò rỉ nước ở tầng hầm hiệu quả Bước 1: Kiểm tra và xử lý sơ bộ các vị trí thấm Cần khảo sát toàn bộ khu vực tầng hầm để xác định chính xác các điểm rò rỉ nước như vết nứt, mạch ngừng thi công, các vùng bê tông bị rỗng hoặc lồi lõm. Sau khi xác định, tiến hành đục bỏ lớp bê tông yếu và trám trét lại bằng vữa xi măng hoặc bê tông tươi nhằm tạo mặt phẳng ổn định cho công đoạn bơm keo chống thấm sau này. Bước 2: Định vị vị trí đặt kim bơm keo Việc xác định chính xác các vị trí cần đặt ống bơm keo là yếu tố quyết định hiệu quả thi công. Cần tìm đúng vị trí nước rò rỉ mạnh để đưa vật liệu chống thấm đi sâu vào bên trong kết cấu, đảm bảo độ phủ kín toàn diện. Bước 3: Khoan lỗ và lắp đặt kim bơm Sử dụng mũi khoan đường kính 14mm (14 ly) để khoan tại các vị trí đã được đánh dấu. Sau đó, tiến hành lắp đặt kim bơm chuyên dụng vào lỗ khoan. Kim bơm cần được xoay theo chiều kim đồng hồ cho tới khi bám chắc vào thân bê tông, đảm bảo chịu được áp lực trong quá trình bơm keo. Bước 4: Bơm keo chống thấm ngược Sử dụng các loại keo chuyên dụng như UF-3000, TC-669, SL-668, SL-669,... để bơm vào bên trong bê tông thông qua hệ thống máy bơm áp lực. Đây là những loại keo Polyurethane (PU) có khả năng trương nở gấp 5 – 50 lần khi gặp nước, giúp bịt kín toàn bộ lỗ rỗ, khe hở, mạch ngừng và các đường nứt. Thời gian keo đông kết nhanh, chỉ từ 60 đến 90 giây, sau đó hình thành lớp màng đàn hồi dạng cao su mềm ngăn nước triệt để. Bước 5: Theo dõi và xử lý bổ sung nếu cần Sau khi bơm keo, theo dõi trong thời gian ngắn để kiểm tra hiệu quả. Nếu tại vị trí bơm vẫn còn nước rò rỉ, cần tiếp tục khoan bổ sung, điều chỉnh lại vị trí kim bơm và lặp lại quá trình bơm keo cho đến khi hoàn toàn dừng rò nước. Bước 6: Cắt kim bơm và trám hoàn thiện Khi vị trí rò rỉ đã khô hoàn toàn, tiến hành cắt bỏ các đầu kim bơm thừa, xoay kim theo chiều ngược kim đồng hồ để tháo ra. Cuối cùng, dùng vữa không co ngót hoặc vữa sửa chữa để trám lại các lỗ khoan, đảm bảo thẩm mỹ và độ kín lâu dài. Địa chỉ: 49/47/7 ĐƯỜNG TL41, KP1, P.THẠNH LỘC, QUẬN 12, TPHCM Hotline: 0988 122 900 Email: [email protected] Website: phukhanh.com.vn https://phukhanh.com.vn/xu-ly-ro-ri-nuoc-tang-ham-ban-nen-biet/