Đâu là giải pháp thay thế Skype phù hợp nhất cho tổ chức doanh nghiệp bạn? Khám phá các công cụ họp trực tuyến, chat và cộng tác hàng đầu như Microsoft Teams, Zoom, Google Meet để thay thế cho Skype ngay trong bài viết này. MSO sẽ cung cấp thông tin so sánh chi tiết để giúp bạn lựa chọn giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp mình nhé. Skype từng là “ông hoàng” trong các công cụ cộng tác online, chat nhóm và họp trực tuyến. Tuy nhiên, người dùng cần phải tìm kiếm giải pháp thay thế Skype trước thông báo ngừng cung cấp Skype của Microsoft. Vì vậy, trong tương lại có thể Skype không còn phù hợp và đáp ứng tốt cho bạn về chất lượng cuộc gọi, tính năng giao tiếp và cộng tác cũng như là bảo mật nữa. Hiện tại, có nhiều lựa chọn tốt hơn để bạn sử dụng, vậy đâu là giải pháp thay thế Skype phù hợp nhất và là sự lựa chọn tốt nhất để đáp ứng cho nhu cầu cộng tác và giao tiếp nhóm của cá nhân và cả tổ chức doanh nghiệp bạn. Hãy theo dõi bài viết này, để khám phá thêm các giải pháp thay thế hàng đầu cho Skype và tìm ra cho tổ chức doanh nghiệp hay cá nhân mình một sự lựa chọn phù hợp và hiệu quả nhất nhé. Vì sao cần tìm giải pháp thay thế Skype? Skype từng là một trong những nền tảng gọi điện và nhắn tin phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của nhiều công cụ cộng tác và giao tiếp trực tuyến tiên tiến hơn và mạnh mẽ hơn, Skype đang ngày càng lộ rõ những hạn chế. Điều này cũng khiến chính Microsoft phải đưa ra thông báo là chính thức ngừng cung cấp Skype để tập trung vào việc phát triển Microsoft Teams - Phần mềm họp trực tuyến và cộng tác online mạnh mẽ nhất thị trường. Cũng chính bởi điều này, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đang cân nhắc về việc chuyển đổi sang sử dụng các giải pháp thay thế phổ biến như Teams, Google Meet, Zoom,.. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mà bạn cần tìm kiếm giải pháp thay thế Skype: Chất lượng cuộc gọi/video không ổn định Mặc dù Skype hỗ trợ gọi điện và họp video, nhưng chất lượng kết nối không phải lúc nào cũng đảm bảo. Người dùng thường gặp phải tình trạng giật, lag và không phản hồi, đặc biệt là khi có nhiều người cùng tham gia trong một cuộc gọi video. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi sử dụng, đặc biệt là trong môi trường làm việc trực tuyến cần đến sự ổn định. Tính năng hạn chế so với các đối thủ mới Skype không được cải tiến và cung cấp thêm nhiều tính năng cộng tác nâng cao như các nền tảng hiện đại khác, chẳng hạn như Microsoft Teams. Những công cụ hiện đại như Microsoft Teams, Zoom và Google Meet được cung cấp với nhiều tùy chọn hỗ trợ cộng tác và làm việc nhóm mạnh mẽ hơn như chia sẻ màn hình, bảng trắng ảo, tích hợp tài liệu, tạo phòng họp nhỏ,... Trong khi đó, Skype vẫn duy trì giao diện đơn giản cùng những tính năng khá truyền thống, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng. Bảo mật và quyền riêng tư Trong thời gian mới gần đây, Microsoft đã đưa ra thông báo ngừng cung cấp các bản vá và các bản cập nhật tính năng. Điều này xuất hiện nhiều mối lo ngại liên quan về bảo mật dữ liệu cá nhân và doanh nghiệp. Người dùng Skype sẽ không còn được hỗ trợ và cập nhật những tính năng bảo mật nâng cao như mã hóa đầu cuối trên các cuộc gọi và tin nhắn, điều này làm dấy lên những quan ngại về bảo mật thông tin. Đặc biệt là những người dùng và tổ chức cần đến sự bảo mật nâng cao, Skype có thể sẽ không còn đáp ứng tốt được cho những nhu cầu sử dụng này. Khả năng tích hợp yếu So với những công cụ hiện đại hơn như Microsoft Teams, khả năng tích hợp với các ứng dụng và công cụ bên thứ ba khác của Skype không được cung cấp thực sự mạnh mẽ. Điều này cũng là một hạn chế lớn đối với một công cụ cộng tác nhóm, gây ảnh hưởng lớn đến việc đồng bộ công việc, quản lý tài liệu và tương tác với các ứng dụng hỗ trợ làm việc nhóm khác. Trải nghiệm người dùng không còn hiện đại Mặc dù Skype đã được Microsoft thường xuyên cập nhật và đã được cải tiến rất nhiều, tuy nhiên giao diện của nó vẫn bị đánh giá là thiếu trực quan so với các nền tảng hiện đại. Các công cụ và giải pháp hiện đại hơn như Microsoft Teams, Goodle Meet và Zoom đã được tối ưu hóa và cải tiến nhiều hơn để mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà, đơn giản và dễ sử dụng, giúp họ có thể làm việc hiệu quả hơn rất nhiều. Những yếu tố được chúng tôi đề cập phía trên chính là những nguyên nhân quan trọng khiến cho Skype mất dần vị thế so với các nền tảng và phần mềm hội họp trực tuyến hiện đại. Nếu bạn đang cần một giải pháp thay thế Skype mạnh mẽ hơn để đáp ứng tốt cho công việc và liên lạc cá nhân, bạn có thể cần nhắc đến một nền tảng tuyệt vời như Microsoft Teams, đây sẽ là giải pháp thay thế hàng đầu cho nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp bạn. Microsoft Teams - Giải pháp thay thế Skype tốt nhất cho doanh nghiệp Trong bối cảnh làm việc từ xa và cộng tác trực tuyến đang ngày càng phổ biến hiện nay, Microsoft Teams đã nổi lên như một nền tảng mạnh mẽ, vượt trội hơn hẳn Skype về mọi mặt, từ giao diện, tính năng và khả năng sử dụng. Với các tính năng tiên tiến dành cho doanh nghiệp, Microsoft Teams không chỉ là công cụ giao tiếp hiện đại mà còn là một hệ sinh thái hỗ trợ làm việc nhóm toàn diện nhất dành cho nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Dưới đây là những tính năng nổi bật và vượt trội nhất mà Microsoft Teams cung cấp đến cho người dùng: Chất lượng chat, cuộc gọi và hội họp trực tuyến vượt trội Microsoft Teams mang đến cho người dùng khả năng thực hiện các cuộc gọi video HD với độ ổn định cao và liền mạch ngay cả khi có rất nhiều người tham dự. So với Skype, hệ thống của Microsoft Teams được cải thiện để giảm thiểu độ trễ, chất lượng âm thanh mạnh mẽ và hình ảnh rõ nét, giúp cho các cuộc họp trực tuyến của người dùng được diễn ra liền mạch và đạt được hiệu quả cao hơn. Tính năng cộng tác mạnh mẽ Không giống như Skype chỉ tập trung vào gọi điện và nhắn tin, thì Microsoft Teams còn cung cấp các tính năng cộng tác nhóm hiện đại hơn, bao gồm như khả năng tạo các kênh làm việc nhóm, quản lý tệp dữ liệu và tích hợp thêm các ứng dụng bên thứ ba khác. Điều này cho phép các tổ chức và doanh nghiệp có thể tạo nhóm làm việc, chỉnh sửa tài liệu trực tiếp, tổ chức cuộc họp mạnh mẽ và quản lý dự án hiệu quả, giúp nâng cao hiệu suất làm việc nhóm cho các nhóm trong doanh nghiệp bạn. Bảo mật và quản lý quyền riêng tư được cải thiện Phần mềm Microsoft Teams còn được cung cấp với một hệ sinh thái mạnh mẽ, bao gồm các tính năng bảo mật và quản lý quyền riêng tư nâng cao, phù hợp doanh nghiệp. Nổi bật là những tính năng mã hóa đầu cuối, quản lý quyền truy cập và tích hợp các chính sách bảo mật được áp dụng nhằm giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân và thông tin nhạy cảm một cách hiệu quả. Đây là điểm khác biệt nổi bật nhất so với ứng dụng giao tiếp online Skype. Khả năng tích hợp sâu với các ứng dụng khác Khả năng tích hợp với các ứng dụng khác cũng là một trong những điểm nổi bật của Microsoft Teams khi so với Skype. Microsoft Teams được cung cấp với khả năng tích hợp sâu với bộ công cụ Microsoft 365, bao gồm Word, Excel, PowerPoint, SharePoint và OneDrive, giúp người dùng có thể truy cập trực tiếp vào các ứng dụng này ngay trên Microsoft Teams. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể tích hợp với các ứng dụng bên thứ ba khác để mở rộng chức năng và làm việc nhóm một cách hiệu quả hơn. Trải nghiệm người dùng được tối ưu hóa Microsoft Teams còn được cung cấp với trải nghiệm người dùng hiện đại, bao gồm giao diện được tối ưu hóa hiện đại, gọn gàng và dễ sử dụng, giúp người dùng có thể làm việc và thực hiện các hoạt động giao tiếp và cộng tác nhóm một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, các tính năng AI cũng được tích hợp trong Microsoft Teams như Copilot, giúp Nhiều phiên bản, đáp ứng mọi người dùng Microsoft Teams còn được cung cấp với nhiều phiên bản khác nhau, mỗi phiên bản lại được tích hợp và cung cấp với những tính năng phù hợp, đáp ứng tốt cho từng nhu cầu sử dụng của từng người dùng. Đối với người dùng cá nhân, phiên bản miễn phí sẽ có thể đáp ứng tốt cho bạn. Đối với những người dùng doanh nghiệp, tùy thuộc vào từng nhu cầu sử dụng và cộng tác trực tuyến của tổ chức mình mà có thể lựa chọn các phiên bản Business Basic, Standard, Premium và E3/E5. Nhìn chung, Microsoft Teams không chỉ là giải pháp thay thế Skype tốt nhất mà còn là giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp bạn có thể mở rộng khả năng cộng tác, giao tiếp nhóm, quản lý và bảo mật nâng cao. Đây là một phần mềm cộng tác nhóm toàn diện nhất cho các doanh nghiệp hiện đại. Vì thế, nếu bạn đang tìm kiếm một nền tảng mạnh mẽ, Microsoft Teams sẽ chính là giải pháp lý tưởng nhất dành cho bạn. Các lựa chọn đáng cân nhắc ngoài Microsoft Teams Ngoài Microsoft Teams ra, bạn cũng có thể cân nhắc một số giải pháp thay thế Skype khác như Zoom, Google Meet, Zalo hoặc Slack, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mình mà bạn có thể lựa chọn một giải pháp hợp lý nhất. Dưới đây là top các giải pháp thay thế Skype hàng đầu mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn ngoài Microsoft Teams: Google Meet Google Meet là một nền tảng hội họp video và trò chuyện trực tuyến được phát triển bởi Google, được tích hợp chặt chẽ với Google Workspace, giúp người dùng dễ dàng kết nối và làm việc nhóm. Những điểm nổi bật của Google Meet mà bạn có thể sử dụng làm giải pháp thay thế Skype bao gồm: Giao diện sử dụng: Thân thiện và dễ sử dụng với giao diện đơn giản. Họp video và chat: Cho phép người dùng tổ chức cuộc họp trực tuyến với chất lượng ổn định. Tích hợp với hệ sinh thái Google: Tích hợp và làm việc liền mạch với Gmail, Google Calendar và Google Drive, giúp quản lý công việc thuận tiện hơn. Ghi âm cuộc họp: Cho phép lưu lại nội dung cuộc họp để xem lại khi cần. Khử tiếng ồn: Khả năng lọc tiếng ồn xung quanh bằng công nghệ AI để cải thiện chất lượng âm thanh. Tích hợp AI (Gemini): Hỗ trợ tóm tắt cuộc họp, đề xuất nội dung, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Bảo mật: Bảo mật tốt, áp dụng công nghệ mã hóa tiên tiến. Đối tượng phù hợp: Miễn phí cho người dùng có tài khoản Google, phù hợp với hệ sinh thái Google, thuận tiện cho những ai đã sử dụng Gmail, Drive có thể dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, Google Meet cũng có nhược điểm nổi bật như thiếu các công cụ như bảng trắng và quản lý tác vụ nhóm, tính năng cộng tác nâng cao chưa bằng Microsoft Teams. Zoom Zoom là một trong những nền tảng họp video trực tuyến được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, đặc biệt phù hợp trong môi trường làm việc từ xa và giáo dục trực tuyến. Với giao diện thân thiện và chất lượng kết nối ổn định, Zoom cũng là một lựa chọn giải pháp thay thế Skype hàng đầu để người dùng tổ chức các cuộc họp, hội thảo và sự kiện trực tuyến. Những điểm nổi bật của Zoom mà bạn có thể sử dụng làm giải pháp thay thế Skype bao gồm: Họp video chất lượng cao, ổn định: Zoom cung cấp cuộc họp video HD với độ trễ thấp, giúp cuộc họp diễn ra mượt mà và ổn định. Phòng chờ (Waiting Room): Cung cấp phòng chờ để cho phép người dùng kiểm soát người tham gia trước khi vào cuộc họp. Chia sẻ màn hình: Hỗ trợ trình bày nội dung trực tiếp, giúp hỗ trợ cộng tác hiệu quả hơn. Ghi âm cuộc họp: Lưu lại nội dung cuộc họp để xem lại khi cần đến. Phòng họp phụ (Breakout Rooms): Chia nhóm nhỏ trong cuộc họp nhóm để thảo luận riêng biệt, đảm bảo giao tiếp và cộng tác hiệu quả hơn. Thăm dò ý kiến (Polls): Hỗ trợ tạo khảo sát nhanh ngay trong cuộc họp. Tích hợp AI (Zoom AI Companion): Cung cấp các tính năng AI để hỗ trợ tóm tắt cuộc họp, gợi ý nội dung và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng tốt hơn. Zoom là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn cần một nền tảng họp video mạnh mẽ, dễ sử dụng và có chất lượng kết nối tốt. Tuy nhiên, những tính năng cộng tác và giao tiếp nhóm vẫn chưa được chuyên sâu bằng Microsoft Teams. So với Microsoft Teams thì Zoom còn thiếu các công cụ quản lý dự án và làm việc nhóm nâng cao. WhatsApp WhatsApp là một nền tảng nhắn tin và gọi điện miễn phí được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Ứng dụng này được ra mắt vào năm 2009 và nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng liên lạc phổ biến nhất, đặc biệt là sau khi được Facebook (nay là Meta) mua lại vào năm 2014. Những đặc điểm nổi bật nhất của WhatsApp mà bạn có thể sử dụng làm giải pháp thay thế Skype bao gồm: Nhắn tin văn bản, gửi hình ảnh và video: Hỗ trợ người dùng gửi tin nhắn nhanh chóng đến với bạn bè và gia đình của mình. Gọi thoại và gọi video: Hỗ trợ người dùng thực hiện các cuộc gọi chất lượng cao, bao gồm cả các cuộc gọi nhóm. Mã hóa đầu cuối: Cung cấp khả năng đảm bảo bảo mật và quyền riêng tư cho người dùng. Tích hợp với Google Drive: Hỗ trợ sao lưu và khôi phục dữ liệu dễ dàng với Google Drive. Tạo nhóm chat: Cung cấp khả năng tạo nhóm để giúp dễ dàng kết nối nhiều người trong một cuộc trò chuyện chung. Miễn phí: Hỗ trợ người dùng sử dụng miễn phí chỉ với kết nối Internet. Tuy nhiên, để sử dụng WhatsApp, người dùng cần có số điện thoại và không thể đăng nhập bằng email. Bên cạnh đó, WhatsApp còn thiếu một số tính năng cộng tác nâng cao so với phần mềm Microsoft Teams. Slack Slack là một công cụ giao tiếp và cộng tác phổ biến, giúp các nhóm làm việc của người dùng hoạt động hiệu quả hơn thông qua các tính năng tổ chức các cuộc trò chuyện theo kênh. Ứng dụng này được ra mắt vào năm 2013 và nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp nhờ khả năng tích hợp mạnh mẽ và giao diện thân thiện. Dưới đây là những điểm nổi bật của Slack mà bạn có thể sử dụng làm giải pháp thay thế Skype: Chat nhóm theo kênh: Người dùng có thể tổ chức các cuộc trò chuyện theo chủ đề hoặc theo các dự án, giúp dễ dàng theo dõi những thông tin mong muốn. Chat riêng tư: Tính năng chat riêng tư giúp người dùng gửi tin nhắn trực tiếp giữa các thành viên mà không cần tạo kênh chung. Tích hợp với các ứng dụng bên thứ ba: Cung cấp khả năng kết nối với Google Drive, Trello, Zoom, GitHub và nhiều ứng dụng khác nữa để giúp người dùng có thể mở rộng khả năng giao tiếp và làm việc nhóm. Gọi video/thoại cơ bản: Hỗ trợ người dùng thực hiện các cuộc gọi trực tiếp với các tính năng cơ bản. Nhìn chung, Slack là lựa chọn lý tưởng nếu bạn cần một nền tảng giao tiếp nhóm cơ bản, dễ sử dụng và chủ yếu tập trung vào nhắn tin. Tuy nhiên, ứng dụng này không mạnh bằng các nền tảng chuyên về họp trực tuyến như Microsoft Teams, Google Meet và Zoom. Discord Discord ban đầu là công cụ cộng tác được phát triển dành cho game thủ, nhưng hiện nay đã trở thành một nền tảng giao tiếp phổ biến cho mọi cộng đồng và đối tượng người dùng, từ học tập, làm việc cho đến giải trí. Các tính năng nổi bật của Discord mà bạn có thể sử dụng làm giải pháp thay thế Skype bao gồm: Voice Channels: Kênh giao tiếp này luôn được mở để giúp người dùng có thể tham gia trò chuyện bằng giọng nói mà không cần gọi trực tiếp hay nhắn tin. Tin nhắn văn bản: Hỗ trợ người dùng giao tiếp và cộng tác qua tin nhắn, chia sẻ tệp, hình ảnh và video. Gọi video nhóm: Cho phép người dùng tổ chức các cuộc họp hoặc các cuộc trò chuyện trực tuyến với nhiều người khác. Phân quyền thành viên chi tiết: Tính năng quản lý quyền truy cập và vai trò trong server cũng được cung cấp để hỗ trợ người dùng có thể quản lý một cách linh hoạt. Discord là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn xây dựng cộng đồng hoặc kết nối với nhóm bạn bè. Tuy nhiên, công cụ này cũng có một vài nhược điểm mà bạn cần cân nhắc trước khi lựa chọn làm giải pháp thay thế Skype như về giao diện và tính năng cộng tác. Giao diện của Discord có thể lại với những người dùng là doanh nghiệp, các tính năng hợp tác chưa chuyển sâu, thiếu công cụ quản lý dự án và dữ liệu. Zalo Zalo là một nền tảng nhắn tin và gọi điện nhanh được phát triển bởi VNG, ứng dụng này ra mắt lần đầu vào năm 2012 và hiện tại đang được sử dụng phổ biến trong cuộc sống cá nhân cũng như là trong công việc của nhiều người dùng, ngay cả là tổ chức doanh nghiệp. Đây là ứng dụng đa nền tảng, hoạt động trên Windows, macOS, Android, iOS và cả phiên bản web. Một số tính năng nổi bật của Zalo mà bạn có thể tận dụng để làm giải pháp thay thế cho Skype bao gồm: Nhắn tin văn bản, giọng nói, gửi hình ảnh và video: Hỗ trợ người dùng gửi tin nhắn nhanh chóng với bạn bè và gia đình qua văn bản, giọng nói, hình ảnh và video. Gọi thoại và gọi video: Hỗ trợ người dùng thực hiện các cuộc gọi chất lượng cao qua video và gọi thoại, giúp làm việc và giao tiếp nhóm hiệu quả. Mã hóa đầu cuối: Tính năng bảo mật nâng cao này giúp người dùng đảm bảo bảo mật an toàn và quyền riêng tư cho dữ liệu cá nhân cũng như là công việc. Tích hợp với Google Drive: Người dùng có thể tích hợp Zalo với Google Drive để sao lưu và khôi phục dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tạo nhóm chat: Người dùng có thể tạo nhóm chat để kết nối và giao tiếp với nhiều người dùng trong cùng một cuộc trò chuyện chung, đảm bảo khả năng giao tiếp và cộng tác nhóm đạt được hiệu quả cao. Zalo Official Account: Hỗ trợ tài khoản chính thức của doanh nghiệp trong Zalo, giúp các tổ chức doanh nghiệp có thể giao tiếp và tương tác với các khách hàng và đối tác. Tuy nhiên, Zalo chưa thực sự là một sự lựa chọn tuyệt vời cho giao tiếp và liên lạc doanh nghiệp. Ứng dụng này còn thiếu rất nhiều tính năng công tác nâng cao của Microsoft Teams và Slack. Những tiêu chí lựa chọn giải pháp thay thế Skype phù hợp Trong quá trình lựa chọn một giải pháp thay thế Skype, người dùng cần lưu ý đến một tiêu chí nổi bật sau đây để lựa chọn được một giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình: Tính dễ sử dụng: Cần lựa chọn công cụ có giao diện trực quan và trải nghiệm người dùng thân thiện để đảm bảo sử dụng dễ dàng và đạt được hiệu quả tối ưu. Hỗ trợ đa nền tảng: Cần lựa chọn công cụ có khả năng hỗ trợ trên nhiều nền tảng, như Windows, macOS, Android, iOS và trình duyệt Web, điều này sẽ giúp đảm bảo truy cập linh hoạt vào mọi lúc, mọi nơi. Chất lượng cuộc gọi và video: Nên chọn công cụ hỗ trợ độ phân giải cao và có độ ổn định tốt để đảm bảo gọi điện và cộng tác video liền mạch, mượt mà nhất. Tính năng cộng tác: Nên chọn những công cụ có những tính năng cộng tác cơ bản như chia sẻ màn hình, ghi âm, bảng trắng, chat và quản lý dự án để đáp ứng tốt cho nhu cầu cộng tác và làm việc nhóm. Bảo mật và quyền riêng tư: Nên lựa chọn những công cụ có nhiều tính năng bảo mật nâng cao như mã hóa đầu cuối và tạo chính sách dữ liệu, để đảm bảo bảo mật an toàn cho những dữ liệu công việc và cá nhân quan trọng. Khả năng tích hợp: Nên chọn những công cụ có khả năng tích hợp cao với các ứng dụng văn phòng, CRM và các công cụ bên thứ ba để hỗ trợ cho các hoạt động cộng tác và làm việc nhóm diễn ra hiệu quả hơn. Giá cả: Tùy vào ngân sách cá nhân để lựa chọn giải pháp miễn phí hay trả phí. Dựa vào những tiêu chí trên, MSO có thể gợi ý cho bạn những giải pháp thay thế Skype như sau: Nếu bạn đã dùng Microsoft 365 và cần đến một công cụ giao tiếp và cộng tác nhóm mạnh mẽ, nhiều tính năng và có độ bảo mật cao, Microsoft Teams sẽ là lựa chọn tối ưu nhất dành cho bạn. Nếu bạn ưu tiên họp video chất lượng cao mà không cần quá nhiều tính năng, bạn có thể lựa chọn sử dụng Zoom hoặc Google Meet. Nếu bạn chỉ cần quản lý giao tiếp nhóm theo kênh, Slack, Discord và Zalo có là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline: 024.9999.7777 để được tư vấn và hỗ trợ chọn lựa giải pháp thay thế Skype tốt nhất nhé. Các câu hỏi thường gặp Skype có còn được hỗ trợ không? Skype sẽ ngừng hoạt động vào ngày 5 tháng 5 năm 2025. Microsoft khuyến nghị người dùng chuyển sang Microsoft Teams miễn phí để sử dụng. Khi chuyển đổi từ Skype sang Teams, người dùng sẽ có thể đăng nhập bằng thông tin tài khoản Skype của mình và những dữ liệu như danh bạ và cuộc trò chuyện sẽ được tự động chuyển qua Teams. Giải pháp thay thế Skype nào tốt nhất cho làm việc từ xa? Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp thay thế Skype tốt nhất để làm việc từ xa, bạn có thể lựa chọn một số công cụ phổ biến như Microsoft Teams, Zoom và Google Meet. Microsoft Teams được xem là giải pháp thay thế chính thức mà Microsoft khuyến nghị người dùng sử dụng thay cho Skype trong môi trường doanh nghiệp. Có giải pháp thay thế Skype nào miễn phí hoàn toàn không? Về các giải pháp thay thế miễn phí, bạn có thể tham khảo sử dụng Microsoft Teams miễn phí, nền tảng này sẽ cung cấp cho bạn cách tính năng như nhắn tin, gọi điện và họp nhóm để bạn có thể sử dụng miễn phí mà không cần chi trả bất cứ thứ gì. Tôi có thể chuyển danh bạ từ Skype sang công cụ khác không? Bạn có thể chuyển dữ liệu danh bạ của mình trên Skype sang Microsoft Teams miễn phí thông qua cách đăng nhập vào Teams bằng thông tin tài khoản Skype của mình. Toàn bộ dữ liệu danh bạ và cuộc trò chuyện trên Skype sẽ được tự động chuyển sang Teams. Ngoài ra, nếu bạn muốn xuất dữ liệu Skype của mình để sử dụng trên các nền tảng khác, Microsoft cũng hỗ trợ tùy chọn để bạn thực hiện. Lời kết Thông qua những thông tin chi tiết được chúng tôi cung cấp trong bài viết này, bạn đã có thể hiểu được lý do vì sao mà mình cần tìm giải pháp thay thế Skype để sử dụng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp một số gợi ý để giúp bạn nắm rõ được và lựa chọn được những giải pháp thay thế phù hợp nhất với mình để có thể chuyển đổi sang và tiếp tục hoạt động giao tiếp, cộng tác và làm việc nhóm của mình. Nếu như có thắc mắc hay cần được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ, bạn hãy kết nối và liên hệ ngay với MSO để có thể nhận được thông tin giải đáp và tư vấn nhanh chóng nhất nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng để hỗ trợ và giải đáp cho mọi thắc mắc của bạn! --------------------------------------------------------- Fanpage: MSO.vn - Microsoft 365 Việt Nam Hotline: 024.9999.7777