Softwear Tự động hóa là gì? Các bước cần khi doanh nghiệp xây dựng hệ thống tự động hóa

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi kimoanh1410, 19/8/21.

  1. kimoanh1410

    kimoanh1410 Member

    Tham gia ngày:
    3/12/18
    Bài viết:
    53
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nữ
    Hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang Tự động hóa doanh nghiệp từng ngày, từng giờ. Những doanh nghiệp còn lại cần làm gì để chuẩn bị cho quá trình tự động hóa?

    1.Tự động hóa là gì?
    Quá trình các doanh nghiệp ứng dụng các hệ thống điều khiển cho các thiết bị tự hoạt động, giảm thiểu tối đa vai trò của con người trong sản xuất, lao động thì được gọi là Tự động hóa hay điều khiển tự động.

    [​IMG]

    Trong các hệ thống này thì máy móc sẽ làm việc theo chương trình cài đặt sẵn, con người sẽ chỉ giám sát, ra lệnh điều khiển thông qua một giao diện màn hình người – máy (HMI), mọi thông tin hệ thống sẽ hiển thị trên giao diện này.

    Những ưu điểm của hệ thống tự động hóa
    Ưu điểm nổi bật khi doanh nghiệp ứng dụng hệ thống tự động hóa :

    • Tăng năng suất, hiệu suất: Hệ thống tự động hóa có thể cho phép doanh nghiệp họat động, sản xuất liên tục, thời gian ngưng máy sẽ rất hạn chế. Vì vậy, năng suất, hiệu suất sản xuất sẽ được cải thiện và nâng cao, đảm bảo luôn theo sát kế hoạch sản xuất.
    • Nâng cao độ an toàn: Trước kia, con người làm việc trong mọi hoàn cảnh và điều kiện môi trường, kể cả môi trường độc hại và nguy hiểm. Nhờ hệ thống tự động hóa thay thế mà con người con người không phải làm việc trong những môi trường nguy hiểm đó nữa.
    • Chất lượng sản phẩm được đảm bảo và cải thiện:thông tin, dữ liệu sản xuất được thu thập, tập trung và phân tích, đưa ra những cảnh báo để có những điều chỉnh phù hợp, đảm bảo chất lượng đầu ra luôn đạt chuẩn, ổn định. Lượng sản phầm lỗi ít đi
    • Giảm chi phí vận hành: tự động hóa giúp giảm thiểu chi phí sửa chữa thông qua những cảnh báo sớm, giảm số nhân lực trong vận hành sản xuất, chi phí đó dùng để nang cao trình độ chuyên môn cho người cận hành hệ thống tự động hóa.
    • Khả năng mở rộng linh hoạt: Thêm dây truyền, mở rộng thêm phân xưởng chỉ cần thay đổi một ít chương trình hoặc triển khai y hệt như hệ thống tự động hóa hiện hữu.
    [​IMG]

    Nhược điểm khi áp dụng tự động hóa
    Những nhược điểm khi doanh nghiệp triển khai hệ thống tự động hóa:

    • Nhân công bị cắt giảm và đòi hỏi trình độ cao hơn: Hệ thống tự động hóa được triển khai thì một phần lớn nhân công của hệ thống truyền thống sẽ bị mất việc làm, muốn có vị trí trong hệ thống mới yêu cầu họ phải năng cao trình độ. Làn sóng tự động hóa sẽ gây ra sự xáo trộn và xu hướng chuyển dịch công việc.
    • Chi phí đầu tư cao: việc chuyển từ sử dụng hệ thống truyền thống con người sang hệ thống tự động hóa đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất cao, từ máy móc thiết bị, phần mềm cho đến việc đào tạo nhân công vận hành hệ thống này.
    • Rủi do bảo mật và an ninh hệ thống: hệ thống tự động hóa luôn thường trực bị tấn công bảo mật, nhất là những hệ thống được kết nối với Internet. Khi đầu tư hệ thống tự động hóa thì doanh nghiệp cũng phải đầu tư một hệ thống an ninh bảo mật dữ liệu nhiều lớp an toàn để bảo vệ hệ thống trước mọi rủi do.
    2. Các bước cần khi doanh nghiệp xây dựng Hệ thống Tự động hóa
    B1. Xác định mục tiêu Tự động hóa của doanh nghiệp là gì?
    Tự động hóa doanh nghiệp là một xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp đang hoạt động, sản xuất manh mún, rệu rạo. Nhưng trước khi bắt tay vào việc tự động hóa thì doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến là gì? Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp có sự chọn lựa và đầu tư đúng đắn cho công nghệ. Các doanh nghiệp thường hướng tới một số mục tiêu sau:

    - Tăng năng suất, hiệu suất hoạt động

    - Đảm bảo chất lượng đầu ra đồng đều, ổn định.

    - Giảm tối đa chi phí vận hành, sửa chữa và nguyên liệu thất thoát do sản phẩm lỗi.

    - Năng cao chất lượng hệ thống quản lý và năng lực lao động.

    B2. Lựa chọn giải pháp Tự động hóa.
    Hiện tại các doanh nghiệp có rất nhiều sự lựa chọn giải pháp Tự động hóa cho doanh nghiệp mình, nhưng để có lựa chọn phù hợp thì doanh nghiệp nên căn cứ vào mục tiêu, tình hình tài chính, quy mô…

    [​IMG]

    B3: Ứng dụng giải pháp Tự động hóa
    Khi đã lựa chọn được giải pháp Tự động hóa phù hợp là bước áp dụng giải pháp đó cho doanh nghiệp của mình. Doanh nghiệp sẽ triển khai hệ thống từ phần cứng, phần mềm đến việc tiếp nhận chuyển giao, đào tạo nhân lực vận hành hệ thống.

    Giải pháp mà doanh nghiệp lựa chọn thuộc về những đơn vị chuyên nghiệp và uy tín vì vậy sẽ đem lại kết quả nhanh chóng. Từ kết quả đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được lợi ích của hệ thống tự động hóa so với hệ thống cũ, các vấn đề tồn tại cần giải quyết cũng như hiệu quả mà giải pháp đem lại.

    B4.Tiếp tục nâng cao chất lượng hoặc mở rộng hệ thống tự động hóa.
    Đưa hệ thống tự động hóa vào thay hệ thống truyền thống sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những thành công vượt bậc về mọi mặt, đặc biệt là doanh thu. Khi thấy được lợi ích to lớn như thế các doanh nghiệp lại tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống hoặc mở rộng mô hình sản xuất để tiến tới các mục tiêu lớn hơn.

    Xem thêm: Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Lịch sử phát triển và những ứng dụng công nghệ AI

    3. Ứng dụng tự động hóa tại Việt Nam.
    3.1. Tình hình chung
    Hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang Tự động hóa doanh nghiệp mình từng ngày, từng giờ. Từ những doanh nghiệp nhỏ đến các doanh nghiệp lớn hay tập đoàn đang ứng dụng tự động hóa vào từng khâu sản xuất, từng phân xưởng hay tự động hóa cả nhà máy luôn. Các ngành như thực phẩm và đồ uống, điện, điện tử, khai mỏ… cho thấy tốc độ tự động hóa rất cao.

    3.2. Các giải pháp của AVEVA với hệ thống tự động hóa ở Việt Nam.
    AVEVA có hơn 50 năm trong đổi mới phần mềm công nghiệp, là tập đoàn hàng đầu thế giới cung cấp các giải pháp tự động hóa, hiện đại hóa sản xuất cho các doanh nghiệp.

    [​IMG]

    Tại Việt Nam có hơn 150 doanh nghiệp sử dụng giải pháp của AVEVA để tự động hóa doanh nghiệp mình. Tiêu biểu trong ngành thực phẩm và đồ uống như: Vinamilk, TH Milk, Nestle, Cocacola, Pepsi, Tân Hiệp Phát,… Trong ngành điện có: Nhà máy thủy điện Sơn La- Lai Châu, Nhà máy thủy điện Tuyên Quang, Nhà máy thủy điện Đa Nhim-Hàm Thuận, Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ, hà máy nhiệt điện Phả Lại, Nhà máy nhiệt điện Mông Dương, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, Nhà máy điện gió Quảng Bình… Trong ngành thép có: Formosa Hà Tĩnh, Hòa Phát Steel, VIS Steel, Phương Nam Steel, Hoa Sen Group, China Steel,…Giải pháp của AVEVA được sử dụng trong rất nhiều ngành nữa: lọc dầu, xi măng, điện tử, nước & nước thải…

    Các giải pháp phần mềm của AVEVA được doanh nghiệp sử dụng:

    - Điều khiển giám sát HMI/SCADA: AVEVA Edge, AVEVA InTouch HMI, AVEVA System Platform, AVEVA Development Studio

    - Thu thập, báo cáo dữ liệu và truy xuất dữ liệu trên đám mây: AVEVA Historian, AVEVA Historian Client, AVEVA Insight

    - Điều hành hoạt động sản xuất: AVEVA Manufacturing Execution System, AVEVA Batch Management, AVEVA Discrete Lean Management

    - Quản lý Hiệu suất tài sản, dự báo sớm: AVEVA APM Assessment, AVEVA Predictive Analytics (PRiSM)

    Để biết thêm chi tiết về các giải pháp phần mềm của AVEVA vui lòng liên hệ với chúng tôi - Q Systems:

    Email:[email protected]
    Tel: (+84) 24.3976 0144
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này